Với các môn thi trắc nghiệm, Bộ GD quy định có tối đa 3 hình thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng trong đề thi:
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm truyền thống nhiều lựa chọn, (kiểu thi trắc nghiệm này thực ra chính là dạng trắc nghiệm 4 đáp án đã rất quen thuộc). Theo định dạng đề thi tốt nghiệp TNPT Quốc Gia từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng hình thức này. Các môn thi trắc nghiệm còn lại sử dụng một phần.
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Hình thức này có cách cho điểm không còn tuyến tính nên để đạt điểm cao học sinh cần có kiến thức toàn diện, trả lời được càng nhiều câu đúng thì điểm càng cao. Sự phân hóa điểm sẽ rất rõ ràng khi chênh lệch 1 2 câu đúng sai. Biểu điểm cơ bản sẽ tính theo câu đúng. Đúng 1 câu được 0,1 2 câu được 0,25 3 câu được 0,5 và 4 câu thì được trọn vẹn 1 điểm.
Phần 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thực chất đây là kiểu câu hỏi tự luận, được chấm theo kết quả cuối cùng của bài tập mà thí sinh phải điền vào phiếu trả lời bằng hình thức tô vào các thành phần tạo nên câu trả lời. Hình thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, để đưa ra kết quả chính xác cuối cùng vì thế loại bỏ việc sử dụng mưu mẹo chọn đáp án từ các 4 phương án cho trước như của dạng trắc nghiệm cũ.
Ở dạng bài tập này thí sinh sẽ biểu diễn đáp án (tối đa 4 ký tự bao gồm cả dấu (-), dấu (,) và các chữ số tương ứng với 4 cột từ trái sang phải. Các ô cột dư về phía bên phải sẽ để trống nếu không cần tô.
Ví dụ đáp án số là -2,1 thì thí sinh sẽ tô cột thứ nhất vào ô dấu -, cột thứ hai là số 2, cột thứ 3 là dấu , và cột cuối cùng là số 1.
Cách tô 3 hình thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng cho phiếu thi THPT QG 2025
Hai dạng thức trắc nghiệm mới qua thử nghiệm thực tế cho thấy phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.